Tăng tốc tối đa khi tập luyện và đua



- Tìm mặt phẳng dốc
“Nếu sống ở đồng bằng thì bạn có thể sáng tạo cách chạy lên đồi, bạn có thể tìm những đường cao tốc hoặc bãi đậu xe dốc vắng người, tuy nhiên những địa điểm này rõ ràng không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn có thể đến phòng gym để chạy bằng máy chạy bộ nhé. Các loại máy ở đây có chế độ chạy độ dốc.” – Bob Glover, vận động viên chạy bộ/tác giả/huấn luyện viên

- “Ngực – hông – bật”
“Hãy nhớ công thức ngực – hông – bật, khi chạy lên dốc: Ưỡn ngực, hông đưa về trước, bàn chân bật mạnh.” – Jeff Galloway



-  Thích nghi… hoặc suy yếu
“Chạy lên dốc để phá vỡ nhịp điệu và ép cơ bắp phải thích nghi với áp lực mới. Kết quả ư? Bạn sẽ mạnh hơn.”
- Eamonn Coghlan, vận động viên Olympic người Ireland đã chạy 1 dặm trong chưa đầy 4 phút năm ông 40 tuổi

- Tăng dần cường độ
“Bắt đầu bài tập chạy lên dốc từng bước một, hãy chạy vài lượt đầu ở cường độ vừa phải rồi từ từ tăng dần theo thời gian.”
- Frank Shorter, vô địch marathon Olympic 1972

- Nắm chặt dây thừng
“Nếu bạn đang vất vả chạy trên cây cầu khá dốc, hãy tưởng tượng bạn đang được một sợi thừng kéo lên đỉnh.” – Jeff Galloway

-  Nghiêng người
“Khi chạy xuống, tôi nghiêng người theo đường dốc xuống.”
- Ed Eyestone, phóng viên của Runner’s World, huấn luyện viên và vận động viên người Mỹ từng hai lần chạy marathon trong Olympic

- Dành sức cho đỉnh dốc…
“Đừng dồn hết quá nhiều ngay khi bắt đầu chạy ở chân dốc!”
- Harry Groves, huấn luyện viên nổi tiếng của Đại học bang Pennsylvania

Tăng tốc khi luyện tập và đua
- Tăng tốc 
“Bạn nên lặp lại quy trình sau 3 lần. Đầu tiên, bạn chạy với tốc độ nhanh trên đoạn đường khoảng 200 m (hoặc nhiều hơn tùy theo sức của bạn), và xen giữa các đoạn chạy nhanh này, bạn chạy 1 đoạn ngắn với tốc độ chậm. Cách này sẽ dần dần giúp bạn tăng tốc độ chạy bền và nhanh hơn.” – Frank Shorter

 Vượt lên
“Vượt qua các đối thủ sẽ khiến bạn lên tinh thần. Hành động này dường như cũng có tác động trực tiếp vì lượng adrenaline của bạn sẽ tăng cao.”
- Libbie Hickman, vận động viên marathon hàng đầu thế giới

Vượt qua thất bại
“Nếu bạn có một buổi tập hoặc cuộc đua không như ý thì hãy dành cho mình chính xác 1 tiếng đồng hồ để gặm nhấm nỗi đau rồi quên nó đi.”
- Steve Scott, huấn luyện viên Mỹ giữ kỉ lục cự ly một dặm

Hãy kiên nhẫn
“Phải có từ 6 đến 10 lần thành công trên đường tập thì bạn mới bắt đầu nhận ra những thay đổi của mình trên đường đua chính thức.”
- Marc Bloom, vận động viên chạy bộ/nhà văn/huấn luyện viên

Tự bắt mạch
“Nếu mạch của bạn vào buổi sáng cao hơn 10 nhịp so với trung bình thì bạn vẫn chưa hồi phục sau buổi tập hôm qua. Hãy nghỉ ngơi và chờ đến khi mạch trở lại bình thường.” – Bác sĩ George Sheehan

Cột dây giày
“Tôi cột dây giày hai lần. Sau đó bạn sẽ rất mất thời gian để gỡ ra, đặc biệt nếu như giày bị ướt nhưng phải dừng để cột lại dây giày trong khi đua cũng mất thời gian không kém.” – Hal Higdon

Quan sát một số động tác nhất định
“Khi đã tìm ra một loạt các động tác khởi động hiệu quả thì hãy lặp lại càng nhiều càng tốt để tạo thành thói quen.” – Ted Corbitt

Khởi động, đừng vắt kiệt sức
“Chỉ chạy nhẹ tối đa 15 phút trước khi đua. Nhưng đừng vượt quá mức này – nếu không sẽ được coi là quá mức cần thiết. Sau đó thực hiện các động tác giãn gân cơ.”
- Mark Plaatjes, vô địch marathon thế giới năm 1993

Kết thúc mỗi lượt
“Để luyện sức bật, hãy tăng tốc mỗi lần sắp kết thúc một lượt chạy. Ví dụ: bạn đang chạy 4 lần cự li 600m, hãy bắt đầu với tốc độ ổn định và có kiểm soát, sau đó nhẹ nhàng tăng tốc trong khoảng 100 hoặc 200m cuối cùng.”
– Tiến sĩ Robert Vaughan, huấn luyện viên và nhà sinh lí học thể thao

 Kiểm soát nhịp chạy
“Thà bắt đầu chạy với tốc độ thấp còn hơn bắt đầu chạy quá nhanh dẫn đến thiếu oxy. 99,9% người chạy bộ mắc phải lỗi này. Bạn phải học cách kiểm soát nhịp chạy.”
-Bill Bowerman, huấn luyện viên nổi tiếng tại trường Đại học Oregon

 Đừng ngại chạy sau lưng người khác
“Hãy chạy ngay phía sau một người đang chạy cùng tốc độ để giảm lực cản của không khí. Hành động này không hề phạm luật, cũng không bị coi là chơi xấu. Ngược lại, đó là một biện pháp thông minh.”
- Priscilla Welch, cựu vận động viên Opympic người Anh và vô địch giải marathon thành phố New York năm 1987

 Lấy lại tinh thần
“Thỉnh thoảng hãy tăng tốc trong khoảng hai phút rồi trở về với tốc độ bình thường. Đôi khi đó là tất cả những gì bạn cần làm để thoát khỏi những bất ổn về tâm lí và thể chất. Nếu có thể thì hãy chạy xuống dốc và sải bước thật dài.” – Mark Plaatjes
Share on Google Plus

About Me

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất nên đừng vì cái đẹp nhất thời mà hy sinh thứ quý giá mà các đấng sinh thành đã trao tặng nhé. :)
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét